Summary: | Tóm tắt Bài viết này trình bày nhận thức về hoạt động dạy học theo lối kiến tạo xã hội của các giáo viên Việt Nam trong nền văn hóa kế thừa Nho giáo và những thay đổi mà các giáo viên này có được qua quá trình tương tác với chương trình khoa học được thiết kế phù hợp với nền văn hóa. Một khung phát triển chuyên môn cho giáo viên với sự kết hợp những kiến thức mới nhất về nó đã được áp dụng, tạo nên một cộng đồng học tập mà ở đó người trợ giúp và giáo viên cùng đảm nhiệm vai trò người thiết kế. Qua cách tiếp cận vòng xoáy chôn ốc, chương trình phát triển chuyên môn này đã giúp các giáo viên có những thay đổi nhất định, chuyển từ cách dạy học truyền thống sang cách dạy học theo lối kiến tạo xã hội. Các giáo viên cũng đưa ra những đề xuất về những hoạt động cụ thể dành cho giáo viên để hoàn thiện thêm thiết kế chương trình và giúp cho nó trở thành một tài liệu dạy học tốt hơn. Các giáo viên cũng nhận thức được những thách thức sẽ gặp phải khi chương trình này được đưa vào vận dụng trong thực tế ở bậc tiểu học trong nền văn hóa kế thừa Nho giáo Việt Nam. Nghiên cứu này cũng chỉ ra được những hướng khả thi để cải tiến thiết kế chương trình và nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện với sự coi trọng đầu vào của giáo viên cùng với các hoạt động phát triển chuyên môn dành cho họ.
|